Manta Network sử dụng thông điệp ‘Penta Yield’ xuyên suốt chiến dịch mở màn để nhấn mạnh tính ưu việt so với Blast – một dự án đi đầu về việc tạo yield cho các tài sản như ETH (bằng cách gửi vào Lido) và stable coin (bằng cách gửi vào Maker Dao). Hai dự án này đều là con cưng trong hệ sinh thái của quỹ Paradigm.
Bài này sẽ so sánh cả 2 dự án Manta Network và Blast để làm rõ khái niệm Penta Yield.
1. Base Yield
Cả hai dự án đều tạo yield cho tài sản trên chuỗi bằng cách gửi vào các giao thức defi để sinh lời. Như Blast là gửi vào Lido và Maker Dao. Còn Manta là gửi vào StakeStone (được bảo kê bởi LayerZero) và Mountain Protocol.
Về điểm này, mình đánh giá cao Blast hơn vì thành công của Lido và Maker Dao đến giờ đã là một bảo chứng cho sự an toàn (còn tương lai thì chưa rõ). Với Manta thì hai cái tên kia lại mới mẻ và lạ lẫm với số đông. Nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy có vấn đề gì.
2. Double Yield
Cả hai dự án đều đang dành 10% để airdrop cho cộng đồng (không phải Manta chỉ dành 5% như thông tin trong bài).
Cụ thể, Blast dành 50% cho cộng đồng, 50% cho dev. Còn Manta dành 50% cho chiến dịch New Paradigm (gửi tiền vào nhận box) và 50% cho chiến dịch The Great Treasure Hunt (dành cho người dùng tích cực được xác định bằng các phương thức khác nhau).
3. Triple Yield
Cả hai đều có. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là Manta Pacific mở thanh khoản NGAY LẬP TỨC thông qua Stone và wUSDM khi tham gia sự kiện New Paradigm. Còn Blast thì không, thanh khoản sẽ bị khoá tới tháng 2 năm nay.
Điều này đã tạo một động lực rất lớn cho toàn hệ sinh thái của Manta Pacific. Nói một cách đơn giản, khi bạn gửi ETH sang Manta Pacific để tham gia sự kiện sẽ nhận về Stone (có thể hiểu là wstETH). Còn với stable coin thì là wUSDM.
Nhờ hai tài sản LST này đã mở ra cho người dùng vô số cách sử dụng để kiếm tiền trên hệ sinh thái Manta Pacific. Đây là điểm mình đánh giá rất cao cho Manta Network trong chiến dịch lần này.
4. Quadra Yield và Penta Yield
Hai cái này đều chưa có thông tin cụ thể nên mình không đánh giá. Nhưng Manta có hứa là dành 1,5% nguồn cung để tạo incentive cho các giao thức defi trong hệ. Hiện tại, thông tin này rõ ràng hơn Blast.
▪️ So sánh về backer: Blast nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Paradigm. Việc tạo ra một L2 như Blast thực chất là chiêu trò hút TVL về cho Lido và Maker Dao, nói thẳng ra là hút tiền về cho Paradigm thông qua một keyword hot của năm 2024 là ‘Layer 2’.
Tuy nhiên, vì tiền hút về được quá nhiều, và Lido cùng Maker Dao vẫn là hai tượng đài trong làng Defi nên nhiều khả năng hệ này sẽ được hưởng lợi lớn nhờ làn sóng LSDfi.
Đối trọng với Paradigm trong trận chiến lần này là hai cái tên venture tier 1 khác là Binance và Polychain.
Tóm lại, chung quy công nghệ có hoành tráng hay vẽ vời cỡ nào, thì đây vẫn là cuộc chiến giành thị phần của các ông lớn. Dĩ nhiên, làm sao Polychain với Binance có thể chỉ ngồi để Paradigm mặc sức tung hoành.
Mình sẽ lên một bài khác để nói về Manta sau. Trận đấu này mới chỉ đang ở màn dạo đầu.
Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.
Nếu bạn cần Dịch vụ Quảng cáo Crypto, liên hệ Click Digital Vietnam ngay.