Bridge, IBC, các phương pháp giao tiếp Cross-chain, các dự án Bridge ví dụ

Cross-chain
Cross-chain

Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm cầu nối (bridge) và rộng hơn là giao tiếp liên chuỗi (cross-chain communication, CCC). Hy vọng bài viết sẽ cho mọi người cái nhìn tổng quát về khái niệm, phân loại được các sản phẩm trên thị trường web3 và định hướng được tương lai của các dòng sản phẩm này.

Với việc càng ngày càng có nhiều chain được sinh ra với các mục đích khác nhau, việc luân chuyển tài sản trên đó, cũng như là việc giao tiếp giữa các chain để cải thiện trải nghiệm người dùng là điều vô cùng cần thiết

Giả sử có 2 chain X, Y và chúng ta cần chuyển 100 token x (token của chain X) sang Y để giao dịch. Phương pháp cơ bản sẽ là khoá (hoặc đốt) 100 x này lại ở X, không cho sử dụng nữa và tạo ra bản sao tương đương 100 y(x) trên Y. Muốn giải phóng 100 hay 10 x thì phải giải phóng lượng tương đương y(x) (khoá lại hoặc đốt bỏ). Điểm mấu chốt của việc này là việc khoá và giải phóng token được thực hiện như thế nào, bởi ai và quan trọng nhất là có tin tưởng (Trust) được không. Trust chính là điểm chúng ta sẽ dùng để phân loại các giao thức về bridge.


1. Có 2 loại Bridge: Trusted Bridge và Trustless Bridge

Loại 1: Trusted Bridge – Bridge sử dụng Trusted Third Party (Dùng bên thứ 3)

Tất nhiên cách dễ dùng nhất là có một bên thứ 3 đi đảm bảo việc khóa và giải phóng token. Trong này thì cũng có rất nhiều cách làm khác nhau. Có thể tin tưởng hoàn toàn bên thứ 3 này bằng cách gửi tài sản cho họ ở X và nhận tài sản tương đương ở Y. Cách này giống như gửi lên sàn CEX và rút ra. Hay như wBTC, giải pháp wrap Bitcoin để tạo ra wBTC trên Ethereum. Về cơ bản là bạn phải tin tưởng tuyệt đối vào bridge này.

Có cách khác để không phải tin hoàn toàn vào bridge, gọi là phương pháp “Escrow”, nghĩa là bridge không sở hữu token mà chỉ lock tại đó thôi để làm việc khác. Hiện tại mục này có lẽ nổi tiếng nhất là Thorchain khi nghĩ ra một mô hình khuyến khích LP provider bỏ token x và y vào làm thanh khoản và cho phép người dùng khác luân chuyển token hay là swap trực tiếp dựa vào thanh khoản đó. Tương tượng như việc bạn chuyển tiền ra nước ngoài bằng cách ra Hà Trung ấy. Rất hay !

Tất nhiên để giảm thiểu rủi ro, cách dễ nhất là tách ông thứ 3 này thành nhiều bên dưới hình thức đa chữ ký (multisig) hoặc là tách thành hẳn 1 blockchain khác để đảm bảo security. Có rất nhiều vụ hack để đời vào bridge do ít chữ ký như Axie, Harmony làm tê liệt toàn bộ hệ sinh thái. Ngày nay phần lớn các bridge kiểu này đều đẩy ngưỡng đa chữ ký lên mức rất cao và giao cho nhiều bên độc lập kiểm soát.

Loại 2: Trustless Bridge – Bridge dựa vào các phương pháp đồng bộ

Nếu muốn tránh hoàn toàn việc phụ thuộc vào bên thứ 3, phương pháp duy nhất là phải có một sự đồng bộ nào đó giữa X và Y để đảm bảo việc thực hiện việc khóa và tạo token thực hiện theo logic được cả 2 bên chấp nhận (đồng bộ). Trong quá khứ, phần lớn việc đồng bộ này đến từ các thuật toán mã hóa phức tạp như time lock, puzzle, etc với những yêu cầu rất khắt khe như là cả 2 chain đều phải làm cùng 1 lúc. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, một giao thức đã nổi lên và thay đổi hoàn toàn cục diện của bridge này, đó là giao thức Inter-Blockchain-Communication (IBC).

Cách IBC làm việc dựa trên một yếu tố gọi là Light Client. Nếu như mỗi node trong mạng blockchain gọi là 1 Full Client (vì nó chứa toàn bộ thông tin blockchain, các giao dịch, bằng chứng, ), thì light client là 1 phần thu gọn của chain chỉ chứa các block header và 1 số thông tin liên quan đến giao dịch mình cần mà thôi. VD full client có thể lên tới hàng Terra Bytes do chứa toàn bộ các giao dịch của tất cả mọi người thì light client chỉ chứa phần đầu của từng block và 1 số giao dịch liên quan nên chỉ rơi vào khoảng vài trăm Mega Bytes mà thôi. Như vậy trong trường hợp này, các node của Chain Y sẽ nhét thêm light client của chain X vào bộ nhớ của mình, từ đó các giao dịch chuyển x sang Y sẽ được các node của Y kiểm tra chéo với client client của X để xác định giao dịch đó có hợp lệ hay không. Như vậy, ở đây Y đặt niềm tin vào light client của X và ngược lại, không phụ thuộc vào bên thứ 3.

Để có được IBC như vậy, hệ Cosmos mất rất nhiều thời gian để implement được. Polkadot cũng có giao thức tương tự gọi là XCMP nhưng phát triển chậm hơn nên không có nhiều sự chú ý như IBC. Cách làm này cũng cho phép Cosmos tạo nên một hệ sinh thái với hơn 80 chain các loại và tương tác với nhau mà không cần bất kỳ sự tích hợp nào từ bên ngoài.

Tất nhiên IBC có một vài nhược điểm của nó (hiện tại). Việc 2 chain tin nhau nhiều khi cũng dẫn đến hậu quả đó là không thể kiểm soát được. Khi Terra crash, không có cách gì để ngăn chặn người dùng chuyển UST sang pool thanh khoản của các chain khác như Osmosis, Kava để rút cạn LP. Hay là nếu giao thức IBC … có vấn đề thì toàn bộ 80 chain Cosmos sẽ toi theo. Từ trước đến nay đã có một lần điều đó suýt xảy ra nhưng may mắn là cộng đồng Cosmos đã phát hiện và vá lỗi này ngay lập tức. Hiện tại IBC cũng đã được phát triển để mở rộng ra các chain khác, đặc biệt là Hyperledger Fabric (blockchain private cho doanh nghiệp), Polkadot IBC qua Composable Finance, và sắp tới là cho Ethereum và Solana.

——————————————————-

2. Những dự án Bridge hiện tại

Vậy hiện tại trên thị trường có những bridge nào đáng chú ý nữa ngoài những loại đã kể trên ? Điểm qua một chút nhé (Mình lấy content từ Uniswap report về các bridge tại đây: https://uniswap.notion.site/Bridge-Assessment-Report-0c8477afadce425abac9c0bd175ca382)

Native Bridge: Trong các hệ L2, phần lớn việc bridge token từ Ethereum sang sẽ sử dụng các smart contract bị kiểm soát bởi L2 đó tương tự Rollup. Phần lớn sử dụng multisig. Tất nhiên là bạn tin tưởng L2 đó thì mới bridge token sang, nên là đi đường này có lẽ là tốt nhất.

Wormhole: Bridge có volume khủng nhất mọi thời đại, đứng sau là crypto VC Jump to vật vã, bị hack thì rút tiền ra đền. Wormhole là 1 mạng bao gồm 19 nodes độc lập và đã có rất nhiều cải tiến suốt từ 2021 đến nay. Wormhole chỉ chơi với các chain lớn, tuy nhiên do đã tích hợp IBC nên việc kết nối với các chain trong Cosmos là cực kỳ dễ dàng.

Axelar: chạy một mạng Cosmos chain nhưng lại dùng mạng này để làm trusted third party cho việc bridge giữa các chain. Nhưng có 1 điểm đáng chú ý là AXL dựa vào một multisig 4/8 keys để quản lý các công việc như đặt rate limit hay cho một vài quyết định cần thực hiện nhanh trong các tình huống khẩn cấp. Axelar là Cosmos

LayerZero: cũng là một mạng phân tán rất được mong chờ do nhiều ông lớn đứng sau. LZR cũng xài kỹ thuật light client để kết nối với các chain tương tự như IBC. Tuy nhiên LZR sử dụng 1 mạng lưới validator riêng để thực hiện việc bridge. Điều này cũng dẫn đến việc tập trung quyền lực cho mạng validator này.

Celer Network: cũng tương tự như wormhole hay axl, Celer là một mạng blockchain và kết nối đến nhiều chain khác thông qua các smart contract. Bạn BD bên này cực kỳ kute và support nhiệt tình các dự án kể cả là nhỏ ❤️

Multichain: CEO người Tàu bị bắt rồi 🙂 giải tán luôn cả cái bridge nên rất cẩn thận với những bridge như thế này nhé.

CCTP: Giao thức chuyển tiền USDC của Circle, Cơ bản là Circle sẽ thực hiện toàn bộ việc mint/burn token giữa các chain. Cái này tất nhiên là chắc nhất vì Circle in ra USDC, có vấn đề gì thì … Circle đền.

CCIP: Giao thức bridge của chainlink, dựa vào mạng lưới third party oracle để đảm bảo việc bridge.

————————————————————————–

Đích đến sắp tới của Bridge là gì?

Bridge với vai trò trung chuyển tài sản là khái niệm hẹp của CCC. Tất nhiên khi đã chuyển được tiền thì đích đến tiếp theo sẽ là chuyển tất cả mọi thứ, từ NFT, đến các mã lệnh liên chain. Điều này sẽ cho phép lập trình viên tạo ra các giao thức mới đứng từ chain này gọi được sang smart contract của chain khác một cách dễ dàng. Hiện tại phần lớn chính các sản phẩm ở trên cũng không gọi mình là bridge nữa, mà tự gọi bằng các từ ngữ fancy hơn như: giao thức kết nối liên chuỗi, mạng đảm bảo khả năng tương tác liên chuỗi, etc.

Chính việc phát triển không ngừng nghỉ của các bridge, chuyển từ centralize sang decentralize, trusted party sang không cần trusted party đã tạo ra một viễn cảnh web3 multi-chain mới khi mà không còn sự giới hạn giữa các chain. Mỗi giao thức có thể tùy chọn cho mình phương pháp kết nối với chain khác dựa theo trade-off mình muốn. Người dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn tránh rủi ro.

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
  • Staking SGN: http://135web.net
5/5 - (1 vote)

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *